Theo định nghĩa, loài ăn thịt có chế độ ăn tiêu thụ ít nhất 30% là thịt. Con người đã tiến hóa với chế độ ăn hầu hết là thịt trong hàng trăm ngàn năm. Thế nhưng, chế độ ăn hiện đại đã phớt lờ sự thật này và nó đang giết chết chúng ta.

Dưới đây là những bằng chứng khoa học cho thấy con người có chế độ ăn phần lớn là thịt:
I. Phân tích đồng vị Nitơ (δ¹⁵N) và chế độ ăn uống của con người thời cổ đại.
δ¹⁵N (đồng vị Nitơ-15) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tự nhiên ( so với Nitơ-14), tuy nhiên, chúng sẽ được tích lũy dần khi một sinh vật ăn các sinh vật khác ( do cơ thể ưu tiên đào thải δ¹⁴N qua nước tiểu hơn δ¹⁵N). Vì vậy, mỗi bậc dinh dưỡng (từ thực vật → động vật ăn cỏ → động vật ăn thịt cấp 1 → động vật ăn thịt cấp cao) sẽ có giá trị δ¹⁵N cao hơn từ 3–5‰.
Các nhà khoa học sử dụng phân tích δ¹⁵N trên xương và răng của sinh vật cổ đại để xác định chế độ ăn của chúng.
- Người Neanderthal và người Sapiens (chúng ta) có δ¹⁵N cao hơn cả sư tử và sói, cho thấy họ không chỉ là động vật ăn tạp mà thực sự ăn thịt ở mức độ cao.
- Người sapiens ở một số khu vực có δ¹⁵N thấp hơn Neanderthal, phản ánh sự thay đổi trong chế độ ăn (ăn nhiều thực vật hoặc hải sản hơn).
- Gấu hang động (Ursus spelaeus) có δ¹⁵N rất thấp, chứng tỏ chúng chủ yếu ăn thực vật thay vì thịt, dù có ngoại hình to lớn.
II. Cơ thể con người được thiết kế để thích nghi với việc tiêu hóa thịt động vật.
- Dạ dày con người được thiết kế để ăn thịt:
Với độ pH 1.5, độ acid của dạ dày con người còn mạnh hơn cả sư tử và sói. Dạ dày có tính acid cao giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thịt sống. Trong khi đó, dạ dày của động vật ăn cỏ có tính kiềm mạnh hơn — được thiết kế để lên men thực vật.
- Hệ tiêu hóa của con người:
Động vật ăn thịt có ruột non dài, nơi thịt được hấp thụ.
Động vật ăn cỏ có ruột già dài, nơi lên men thực vật. Chúng ta không có ruột già dài như chúng.
- Khỉ đột: 77% hệ tiêu hóa là ruột già.
- Trâu, bò: dạ dày 4 ngăn chiếm phần lớn quá trình tiêu hóa. 60–70% hệ tiêu hóa là ruột già, tối ưu cho việc lên men thực vật.
- Con người: chỉ 33% là ruột già, không có khả năng lên men thực vật hiệu quả.
III. Thực vật có khả năng phòng vệ bằng hóa học (chemical defense) và con người không có khả năng chống lại.
Thực vật không thể chạy trốn, để không bị ăn, chúng tiến hóa khả năng tạo ra các chất độc hại, kháng dinh dưỡng, và gây kích ứng tiêu hóa. Đây là lý do con người phải nấu chín, chế biến hoặc lên men thực vật trước khi ăn. Các nhóm chất độc chính trong thực vật:
- Alkaloid — Gây độc thần kinh (nicotine, caffeine, morphine).
- Glycoside độc — Ảnh hưởng tim mạch (cyanogenic glycosides trong hạnh nhân đắng, cassava).
- Oxalate — Gây sỏi thận (rau chân vịt, đại hoàng).
- Lectin — Gây viêm ruột (đậu đỏ, đậu tương sống).
- Phytate — Ngăn hấp thụ khoáng chất (có trong ngũ cốc, đậu).
- Tannin — Giảm tiêu hóa protein (trà, rượu vang, một số hạt).
Động vật thực vật đã tiến hóa để tự vệ trước độc tố thực vật:
- Bò lên men thực vật thành axit béo.
- Dê phân hủy tannin.
- Sóc vô hiệu hóa phytic acid.
Nếu thực vật là thực phẩm chính, con người phải có khả năng chống lại các chất độc này. Tuy nhiên, con người không có bất cứ khả năng trung hòa độc chất nào và thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm khi hấp thụ các loài thực vật mà không nấu chín.
Đối với con người, 95–99% thực vật trên Trái Đất không thể ăn được hoặc chứa độc tố đối với con người. Phần lớn các loại thực vật mà chúng ta ăn được đều phải qua chế biến. Trong khi đó, chưa đến 1% động vật có độc khi ăn, chẳng hạn như cá nóc (tetrodotoxin) hoặc ếch độc (batrachotoxin).
IV. Cơ thể con người hoàn toàn thích nghi với hoạt động săn mồi và ăn thịt động vật.
Vị trí mắt phía trước (Stereoscopic Vision)
- Mắt con người hướng về phía trước, cho phép tầm nhìn lập thể (3D), giúp ước lượng chính xác khoảng cách khi ném giáo, bắn cung, hoặc rình mồi.
- Động vật săn mồi (sư tử, sói, đại bàng) đều có mắt phía trước, trong khi động vật ăn cỏ (hươu, bò) có mắt hai bên để quan sát kẻ thù.
Khả năng ném chính xác
- Không có loài nào có khả năng ném chính xác bằng con người.
- Vai linh hoạt, cổ tay linh động giúp chúng ta ném giáo, đá, và sử dụng vũ khí từ xa.

Cấu trúc cơ thể chuyên chạy đường dài (Persistence Hunting)
- Chân dài, ít lông → Điều hòa nhiệt tốt.
- Gân Achilles khỏe, bàn chân vòm → Chạy đường dài hiệu quả.
- Cơ chế làm mát bằng mồ hôi → Giúp săn đuổi con mồi đến kiệt sức.
Răng và hàm phù hợp với thịt
- Răng cửa và răng nanh giúp xé thịt, răng hàm ít phẳng hơn động vật ăn cỏ.
- Dạ dày con người có pH 1.5 cực kỳ axit, giống động vật ăn thịt, để tiêu hóa protein và diệt khuẩn trong thịt sống.
Hệ thần kinh và chiến thuật săn mồi
- Con người săn theo bầy đàn, lên chiến lược như sói và sư tử.
- Dùng vũ khí (giáo, cung, bẫy, lửa) thay vì răng nanh và móng vuốt.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ và tín hiệu, tạo lợi thế săn bắn tập thể.
V. Các bằng chứng dựa vào kết quả khảo cổ, phân tích xương và răng của con người qua các thời kỳ.
Khoảng 10.000 năm trước, con người chuyển từ săn bắt-hái lượm sang nông nghiệp (thời kỳ đồ đá mới — Neolithic). Điều này dẫn đến sự thay đổi lớn trong chế độ ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng.
- Phân tích đồng vị Carbon (δ¹³C) và Nitơ (δ¹⁵N) trong xương người cổ đại
- Người Homo sapiens tiền nông nghiệp (săn bắt-hái lượm) có δ¹⁵N cao, cho thấy chế độ ăn giàu thịt.
- Khi nông nghiệp phát triển, δ¹⁵N giảm, chứng tỏ con người ăn nhiều thực vật hơn.
- Ví dụ: Phân tích xương ở Châu Âu, Trung Đông, Đông Á cho thấy sự giảm sút đáng kể lượng protein động vật sau khi trồng trọt phổ biến.
- Hóa thạch răng và bệnh lý xương
- Xương người thời kỳ hậu săn bắt-hái lượm cho thấy dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, loãng xương, viêm khớp, do ăn ít thịt hơn.
- Răng có nhiều sâu hơn do tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột như lúa mì, lúa mạch.
- Men răng mòn không đều, cho thấy sự thay đổi từ ăn thịt sang thực phẩm mềm hơn như ngũ cốc.
- Giảm chiều cao và khối lượng cơ thể
- Người Cro-Magnon (40.000 năm trước): Cao trung bình 175 cm, cơ bắp khỏe mạnh.
- Người thời kỳ đồ đá mới (~10.000 năm trước): Giảm xuống 165 cm, xương nhỏ hơn, cơ bắp yếu hơn.
- Bệnh tật gia tăng
- Trước nông nghiệp: Ít bệnh mạn tính, tỷ lệ tử vong thấp hơn ở người trưởng thành.
- Sau nông nghiệp: Bệnh thiếu máu, còi xương, tiểu đường, béo phì, viêm nhiễm do tinh bột và đường cao hơn.
- Hệ miễn dịch suy yếu hơn, do chế độ ăn nghèo protein động vật và vitamin từ thịt.
- Kích thước não trung bình của con người đã giảm khoảng 11%.
- Người Cro-Magnon (~40.000 năm trước): Não trung bình ~1.600 cm³.
- Người Homo sapiens hiện đại: Não trung bình ~1.350 cm³.
- Nguyên nhân của sự suy giảm này:
- Thiếu protein và chất béo động vật: Não bộ cần DHA, EPA (từ mỡ động vật), vitamin B12, choline, sắt heme, tất cả đều có trong thịt.
- Tăng tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng (tinh bột, ngũ cốc): Tinh bột không cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho phát triển thần kinh. Ngũ cốc có chất kháng dinh dưỡng (phytate, lectin), cản trở hấp thu khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt.
- Giảm nhu cầu sinh tồn: Người săn bắt-hái lượm cần sáng tạo, tư duy chiến thuật, trí nhớ mạnh để sống sót. Nông dân chỉ cần làm công việc lặp đi lặp lại, không cần não lớn như trước. Khi xã hội tổ chức tốt hơn, cá nhân không cần thông minh để sinh tồn nữa.
VI. Chuyển sang chế độ ăn thịt (carnivore diet) có thể tránh một số bệnh tật nhất định:
- Giảm viêm nhiễm & bệnh tự miễn
- Loại bỏ thực phẩm gây viêm: Đường, gluten, lectin, oxalate (có trong rau củ) có thể gây viêm mãn tính. Ăn thịt giúp cắt đứt nguồn này.
- Hỗ trợ bệnh tự miễn: Một số người mắc viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm ruột (Crohn, viêm loét đại tràng) thấy triệu chứng giảm rõ rệt khi chỉ ăn thịt.
- Ổn định đường huyết & ngừa tiểu đường
- Không có carbs -> insulin ít dao động -> giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
- Cắt đường & tinh bột: Giúp cải thiện độ nhạy insulin, tránh tình trạng kháng insulin (nguyên nhân gây tiểu đường).
- Giảm nguy cơ béo phì & hội chứng chuyển hóa
- Ăn protein & chất béo no lâu hơn: Giảm cảm giác thèm ăn vặt.
- Tăng đốt mỡ, giảm tích trữ mỡ: Cơ thể dùng ketone thay vì glucose, giúp duy trì cân nặng tốt hơn.
- Huyết áp ổn định hơn: Vì không còn đường và carbs gây giữ nước.
- Cải thiện tiêu hóa
- Giảm đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do cắt thực phẩm có FODMAPs (loại carbs khó tiêu gây đầy bụng, có nhiều trong rau, đậu, ngũ cốc).
- Ít chất xơ nhưng tiêu hóa tốt hơn: Nhiều người nghĩ cần chất xơ để đi ngoài, nhưng thực tế hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn khi không bị kích ứng bởi thực vật khó tiêu.
- Tăng cường sức khỏe não bộ & thần kinh
- Tăng cường dopamine & serotonin: Chất béo & protein từ động vật hỗ trợ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, giúp tinh thần minh mẫn hơn, ít lo âu, ít trầm cảm.
- Cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ Alzheimer: Do giảm đường & carb (yếu tố góp phần gây sa sút trí tuệ).
- Cải thiện da, giảm mụn & bệnh ngoài da
- Cắt sữa, đường, thực phẩm gây viêm: Giảm mụn, chàm, vảy nến.
- Tăng collagen từ thịt, da, xương động vật: Da săn chắc hơn, ít lão hóa.
- Giảm nguy cơ ung thư liên quan đến đường & carb
- Tế bào ung thư thích dùng glucose: Khi cắt carb, môi trường thiếu đường có thể giúp làm chậm hoặc giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư (đặc biệt là ung thư liên quan đến insulin như ung thư vú, ung thư đại tràng).
VII. Một số người nổi tiếng từng ủng hộ ăn chay và gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
- Tim Shieff (Vận động viên Parkour, YouTuber)
- Trước đây: Một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thuần chay (vegan), từng tuyên bố ăn chay giúp anh khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn hơn.
- Vấn đề sức khỏe: Sau nhiều năm ăn thuần chay, anh bị mất cơ, đau khớp, tiêu hóa kém, rối loạn thần kinh, mất năng lượng.
- Thay đổi: Anh thử uống trứng sống và cá hồi — ngay lập tức cảm thấy khá hơn. Cuối cùng, anh chính thức từ bỏ ăn chay, nói rằng cơ thể con người cần dinh dưỡng từ động vật.
- Hậu quả xã hội: Anh bị cộng đồng thuần chay tẩy chay, mất hợp đồng với thương hiệu thời trang thuần chay.
- Virpi Mikkonen (Nhà dinh dưỡng, Blogger thực phẩm)
- Trước đây: Nhà hoạt động ủng hộ chế độ ăn chay, chuyên chia sẻ công thức ăn thuần chay.
- Vấn đề sức khỏe: Mất kinh nguyệt, mất ngủ trầm trọng, da xấu đi, tóc rụng nhiều.
- Thay đổi: Khi bác sĩ khuyên nên ăn lại thực phẩm động vật, cô quay lại ăn cá, trứng, bơ và nhận thấy sức khỏe cải thiện ngay lập tức.
- Angelina Jolie (Diễn viên Hollywood)
- Trước đây: Thử ăn chay vì cho rằng tốt cho sức khỏe.
- Vấn đề sức khỏe: Sụt cân nghiêm trọng, cơ thể yếu ớt, thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
- Thay đổi: Cô quay lại ăn thịt và nói rằng ăn chay đã gây tổn hại lớn đến cơ thể mình.
- Liam Hemsworth (Diễn viên Hollywood)
- Trước đây: Theo chế độ thuần chay trong nhiều năm, từng là biểu tượng ăn chay của Hollywood.
- Vấn đề sức khỏe: Mắc sỏi thận nghiêm trọng vì chế độ ăn thuần chay chứa quá nhiều oxalate (có trong rau bina, các loại hạt, khoai lang).
- Thay đổi: Bác sĩ cảnh báo anh phải ăn lại thực phẩm động vật để tránh tái phát.
- Joe Rogan (MC, Podcaster nổi tiếng)
- Trước đây: Ủng hộ ăn chay sau khi xem phim tài liệu “The Game Changers”.
- Vấn đề sức khỏe: Sau khi thử ăn thuần chay, anh nhận thấy giảm sức mạnh cơ bắp, tinh thần chậm chạp, mất năng lượng.
- Thay đổi: Chuyển sang chế độ ăn thịt (Carnivore Diet) và nói rằng cảm thấy tốt hơn bao giờ hết.
Bài viết dịch từ bài viết của tác giả Mr_Fireside trên nền tảng X. Bố cục lại và thêm một số nội dung, lý giải để bạn đọc dễ nắm bắt thông tin hơn.